Khi đã có chuyến du lịch được ghé thăm vùng quê Sông Lô – Vĩnh Phúc , cùng với nhưng địa điểm du lịch nổi tiếng như , du lịch Tam Đảo , Khu nghỉ dưỡng resort Đại Lải,… ta không thể bỏ qua được các món ăn ẩm thực nơi đây.Vậy ngay sau đây hay cùng https://nuisang.com/ khám phá những món ăn truyền thống và đặc biệt nơi đây nhé !

Bánh nẳng chợ Tràng (Nhân Đạo – Sông Lô – Vĩnh Phúc )

Khi đến nơi đây ta không thể bỏ qua được một món ăn đó là Bánh Nẳng hay còn gọi là Bánh Tro được coi là một món ăn dân dã truyền thống, một đặc sản ẩm thực có tiếng của người dân nơi đây.

Các nguyên liệu chính để làm nên bánh nẳng là gạo nếp và nước nẳng. Để tấm bánh nẳng đạt “chuẩn” thì nước nẳng được xem là một trong những bí quyết, giúp làm nên “thương hiệu” bánh nẳng chợ Tràng – Nhân Đạo (Sông Lô – Vĩnh Phúc) .Để làm nên tấm bánh nẳng chợ Tràng, người làm phải trải nhiều công đoạn. Công đoạn nào cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, tinh tế.

am-thuc-vinh-phuc
Bánh Nẳng chợ Chàng

Bánh nẳng chợ Tràng thường được dân làng Nhân Đạo làm vào dịp tết Nguyên đán hoặc ngày tết Đoan Ngọ. Với hương vị của nước nẳng, gạo nếp, tấm bánh nẳng không chỉ là một món ăn, mà còn là một vị thuốc mát, giúp tiêu bớt cơn ngán ngấy do các thực phẩm nhiều chất đạm trong ngày tết gây nên cho con người. Đồng thời, người Nhân Đạo tin rằng, vào tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng Năm âm lịch) nếu được ăn bánh nẳng, hoa quả và rượu nếp… thì bệnh tật trong người sẽ tiêu tán hết. Bởi lẽ, theo quan niệm của ông cha ta từ xưa, tháng Năm âm lịch là mùa hè oi bức, thường gây “ôn dịch thương âm”, là lúc sâu bọ, dịch bệnh phát sinh, cho nên các món ăn chế biến cần dễ tiêu, giải nhiệt. Bánh nẳng vị nhạt, tính mát, ăn rất dễ tiêu, tốt cho tiêu hóa, thích hợp nhất với người già, trẻ nhỏ, người yếu tì vị.

Chè kho tứ yên

Làng Tứ Yên, huyện Sông Lô có Đầm Miêng được sử sách ghi là hồ Điển Triệt, nơi mà thế kỷ thứ VI, Lý Bí đắp thành chống giặc nhà Lương. Nhân dân thường tiếp tế lương khô, trong đó có món chè kho cho quân lính của Lý Nam Đế. Sau này nhân dân dựng miếu để thờ Lý Nam Đế và hằng năm mở tiệc vào ngày 24 và 25 tháng 5 (âm lịch), cỗ cũng phải có món chè kho để tưởng niệm sự kiện lịch sử để tưởng nhớ công ơn.

am-thuc-vinh-phuc
Chè Kho Tứ Yên

Chè kho nấu bằng đỗ xanh, gạo nếp, mật và pha bằng nước gừng.Nguyên liệu để làm thành món chè này: Đỗ xanh phải được chọn lấy hạt chắc, mẩy, ngâm sau đó đãi bỏ vỏ và cho vào nồi 30 đun sôi, khi hạt mềm bóp vỡ thì đổ gạo nếp cái hoa vàng (đã đãi sạch) nấu lẫn đậu xanh; Khi hạt gạo đã mềm, đổ mật giọt vào cùng với một ít nước gừng; Hai người con trai khoẻ mạnh, mỗi người cầm một cây đũa cả đẽo to như cái dầm bơi đò (đũa được làm bằng gốc tre dày, bản rộng bằng bàn tay, phía trên đẽo nhỏ thành cán cầm, dài chừng 1m), hai người cùng khuấy đều tay liên tục để khỏi bị cháy dưới đáy nồi. Khi chè chín đặc như món xôi vò thì đổ chè vào các bát loa to; khi chè nguội, dùng dao cắt thành từng miếng lấy ra xếp vào đĩa bày cỗ cúng, sau đó chia phần cho dân làng.

Bánh tẻ tứ yên

Ngoài Chè Kho Tứ Yên ,  nơi đây còn có món đã để lại cho khách tham quan nhưng ấn tượng sâu sắc về một món ăn truyền thống với hương vị đặc trưng khiên ai đã từng thưởng thức là không thể quên được .

Để làm ra một chiếc bánh tẻ ngon cũng hết sức cầu kỳ, đòi hỏi sự khéo léo. Đặc biệt là kinh nghiệm hay còn gọi là “bí kíp gia truyền” được truyền từ lại từ các bà các mẹ, từ nguyên liệu đến các công đoạn trong quá trình làm bánh tẻ. Nguyên liệu để làm ra chiếc bánh gồm có: gạo tẻ, nhân bánh, lá dong, nước nẳng…

am-thuc-vinh-phuc
Bánh Tẻ Tứ Yên

Việc thưởng thức món bánh tẻ Tứ Yên cũng là cả một niềm thú vị. Bóc bỏ lớp lá dong bao ngoài, tâm bánh xanh mượt như ngọc lộ ra, tròn trặn, dẻo dai đặc biệt. Dùng lạt giang tước nhỏ hoặc dao bếp mỏng sắc cắt bánh cho vừa miếng ăn rồi bày ra đĩa. Từng lát bánh tròn trặn, vỏ xanh lòng trắng mịn nhân thịt mộc nhĩ hoặc nhân vừng hay không nhân được xếp chồng lên nhau khiến đĩa bánh tựa bông hoa. Lấy một lát bánh, chấm nhẹ vào thứ nước mắm ngon nguyên chất có điểm lát ớt đỏ, chút tiêu xay, chút mì chính… rồi đưa lên miệng, sẽ thấy cả trọn vẹn mọi hương vị thảo thơm bùi ngậy lan tỏa đến tận cùng của sự thưởng thức. Miếng bánh tẻ Tứ Yên vừa có độ giòn lại vừa có vị đậm đà của đồng sâu nước mặn, vị béo của nhân, nồng nàn của mùi lá quê, khiến cho ai đó dù chỉ một lần thưởng thức cũng sẽ vương vấn mãi hương vị của quê nhà.

Bánh tẻ Tứ Yên không chỉ là ẩm thức của nơi đây mà còn cho thấy sự tinh tế , tỉ mỉ khéo léo của con người nơi đây.

Gỏi cá mè quang yên

Khi nhắc đến Quang Yên (Sông Lô) ta không thể bỏ qua được các món ăn độc đáo và những câu hát sình ca của dân tộc Cao Lan , ở nơi đây có rất nhiều món ăn đặc sắc , nổi bật nhất là món Gỏi cá mè bất cứ ai đã từng  được thử qua món ăn này đều không thể nào quên được hương vị  của gỏi cá mè đặc trưng riêng biệt  của vùng quê thanh bình nay.

am-thuc-vinh-phuc
Gỏi Cá Mè Quang Yên

Vị ngọt thơm của cá mè gỏi, cái ngọt ngọt, cay cay, bùi bùi của bát nước chấm hòa quyện với hương vị của các loại rau thơm, cộng thêm một chút cay nồng của chén rượu nhỏ, chắc chắn sẽ làm các bạn thấy hài lòng.

Việc làm ra gỏi cá rất công phu, nhưng thưởng thức gỏi cá còn là cả một nghệ thuật. Thực khách dùng lá nhội, lá cải cay, búp ổi để gói. Đặt miếng cá vào giữa rồi cuộn lại, chấm vào nước chấm rồi đưa lên miệng cảm nhận vị ngọt thơm của cá; ngọt ngọt, cay cay, bùi bùi của nước chấm với mùi vị của các loại rau thơm, nhấp thêm chén rượu gạo nồng đượm với những người anh, người chú, người cô người dân tộc Cao Lan quả là thú vị biết bao.

Author

Nuisang.com chuyên trang blog chia sẻ thông tin du lịch Núi Sáng núi riêng và Vĩnh Phúc núi chung, cung cấp thông tin về xã hội, đời sống, mẹo vặt.... Thông tin trên trang được sưu tầm có trích nguồn - mọi vấn đề về bản quyên vui long liên hệ Nuisang88@gmaill.com

Write A Comment

Mục Lục