Author

Nuisang.com

Browsing

Mỗi vùng quê, mỗi mảnh đất đều có những phong tục tập quán riêng. Và những ngày hội là điều làm nên nét riêng vốn có ấy. Ở Vĩnh Phúc cũng vậy, hằng năm cứ vào dịp tết đến lại có ngày hội tổ chức các trò chơi dân gian để mọi người cùng vui chơi và giải trí . Hàng năm cứ sau rằm tháng Giêng âm lịch, người dân Hải Lựu lại rộn ràng tổ chức lễ hội truyền thống cầu cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu… Câu ca dao xưa còn vang vọng đâu đây những lời gọi mời thôi thúc:

Lễ Hội Chọi Trâu Hải Lựu diễn ra khi nào?

“Dù ai đi đâu, ở đâu,
Tháng Giêng, mười bảy chọi trâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Tháng Giêng, mười bảy nhớ về chọi trâu…”

Trong rất nhiều lễ hội văn hóa của cư dân vùng đông bằng sông Hồng , lễ hội Chọi Trâu Hải Lựu ( Đấu Ngưu) , ở xã Hải Lựu , huyện Sông Lô , tỉnh Vĩnh Phúc đã có từ thời xa xưa , biểu trưng tính cộng đồng và thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc Việt.

Nguồn Gốc Lễ Hội chọi trâu Hải Lựu

Tương truyền vào một buổi sớm mai, bên bến sông Lô thuộc xã Hải Lựu huyện Sông Lô ngày nay, có người đã trông thấy hai con trâu trắng đánh nhau túi bụi rồi cùng nhảy xuống dòng sông biến mất. Từ đó dân làng gọi bến sông này là bến Ảnh, làng cũng được gọi là làng Bạch Ngưu (trâu trắng) và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu từ đó.

Một truyền thuyết khác lại cho biết lễ hội chọi trâu đã có từ thế kỷ II trước Công nguyên, khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà khiến triều đình nhà Triệu bị tan tác. Lúc ấy thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia đã lui binh về vùng núi Hải Lựu sông Lô để tổ chức kháng chiến. Điều đáng ghi nhận là cứ sau mỗi trận thắng, ông lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, và trâu sau khi chọi đều được đem mổ thịt để khao quân. Khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu đã tôn ông làm thành hoàng làng và hội chọi trâu vẫn được duy trì như một hình thức tiếp nối truyền thống anh hùng của các bậc tiên nhân.

Khác với nhiều địa phương, trâu thường do các cá nhân hoặc các xã trong một huyện mua về chăm sóc nuôi dưỡng, ở Hải Lựu các “Ông Cầu” (trâu được tuyển tham dự hội chọi trâu) được các tập thể (thường là các xóm làng hoặc họ tộc) cùng tham gia nuôi dưỡng và huấn luyện. Trâu được cả cộng đồng yêu qúy, trân trọng như một thành viên và thông qua “Ông Cầu”, cả cộng đồng cũng biết tương trợ gắn bó với nhau hơn.

Hàng năm vào khoảng tháng 7 – 8, các cộng đồng sẽ góp tiền và cử người lặn lội về các vùng Yên Bái, Tuyên Quang, Lai Châu… để tìm những trâu khỏe đẹp, đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe. Từ việc chọn sừng, chọn khoáy đến màu da, móng chân, lông, mắt… đều phải hết sức tỉ mỉ. Trâu mua về còn được cả cộng đồng bình xét gắt gao và giao cho một gia đình tiêu biểu nuôi dưỡng, thường là gia đình đạt chuẩn văn hóa, có đủ ông bà, cha mẹ, con cháu sống thuận thảo hòa hiếu và có điều kiện kinh tế khá giả. Các gia đình khác có nghĩa vụ đóng góp thức ăn cho trâu (bột ngô, bột sắn, cám gạo…).

Trước kia lễ hội vẫn diễn ra vào ngày 17 tháng Giêng âm lịch nhưng từ năm 1947, do nhiều nguyên nhân trong đó có cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp đã bắt đầu khốc liệt, lễ hội chọi trâu bị gián đoạn trong một thời gian dài, mãi tới năm 2002 mới được khôi phục. Do sức hấp dẫn của lễ hội đã thu hút ngày càng đông khách thập phương nên từ năm 2004, Ban tổ chức đã cho kéo dài lễ hội trong hai ngày 16 và 17 tháng Giêng âm lịch hàng năm

Lễ Hội Chọi Trâu thu hút khách du lịch mọi nơi

Trước ngày diễn ra lễ hội, xã Hải Lựu sẽ cử một đoàn lên tế lễ tại đền Hùng như một hình thức bái yết Tổ tiên. Đêm trước lễ hội diễn ra lễ tế Thành hoàng làng, cả xã dường như không ngủ trong đêm linh thiêng này. Sau lễ tế Tổ trang nghiêm, cả làng bắt đầu vào cuộc vui. Nét tưng bừng nhộn nhịp được thể hiện qua những lời ca tiếng hát, qua từng chén rượu mời chào, qua những lời thăm hỏi động viên về những dự tính làm ăn trong năm mới… Khi trời rạng sáng cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị cho trâu vào sới chọi.

Sau chừng nửa năm được chăm sóc, rèn luyện kỹ lưỡng, những chú trâu ngày nào đã ra dáng với đôi sừng dài, to, béo tốt và tràn đầy sinh lực để sẵn sàng xung trận. Thông thường lễ hội chọi trâu được diễn ra ba vòng, mỗi vòng sẽ chọn ra những “Ông Cầu” khỏe đẹp nhất. Tại hội chọi trâu năm 2012, đã có 16 cặp trâu chọi chính thức bước vào vòng chung kết. Điểm đáng ghi nhận là các trâu chọi bao giờ cũng đấu với nhau mặt đối mặt, dùng sừng và sức khỏe để chọn thế tấn công đối phương chứ không tấn công nhau từ sau lưng hay mạng sườn… Chính điều này đã phần nào phản ánh tinh thần thượng võ của dân tộc được hun đúc từ bao đời, trở thành nét hấp dẫn độc đáo của lễ hội.

Sới chọi trâu Hải Lựu không dành cho những người yếu tim bởi mỗi cú va chạm của các “Ông Cầu” cũng đủ tạo ra những vết thương lớn gây đổ máu… Để có được chiến thắng cuối cùng, trâu chọi phải vượt qua nhiều vòng đấu cam go và phải có sức bền, bên cạnh đó là một sức mạnh thực sự. Chưa kể trâu còn phải biết vận dụng những ngón sở trường như “bổ đao” đối với những trâu có tính khí hung tợn, “móc mắt” đối với những chiến ngưu có sừng ngắn, khôn khéo trong việc tiến thoái, “ngáng chân” làm ngã đối thủ hay “khóa sừng” quật ngã đối thủ đối với những trâu có sừng dài…

Trong một cuộc đấu dĩ nhiên có trâu thắng, trâu bại đem lại sự buồn, vui cho cộng đồng liên quan. Dù thắng hay bại, sau khi kết thúc lễ hội các “Ông Cầu” đều được hiến sinh như một hình thức trả nợ cộng đồng. Các cộng đồng sẽ liên hoan tập thể và mời khách phương xa ly rượu thịt trâu đầu năm. Ai cũng mong được thưởng thức món thịt trâu qúy và hy vọng trong năm mới sẽ được khỏe như “trâu” (!). Bên mâm cỗ, mọi người vừa nhâm nhi vừa bàn đến những pha gay cấn, những thế võ đẹp đã diễn ra trong cuộc thi, rồi lại bàn việc giữa năm, việc cử người đi tìm mua trâu mới chuẩn bị cho mùa chọi năm tới.

Diễn ra trong không khí hân hoan của những ngày đầu Xuân, lễ hội Chọi Trâu Hải Lựu không chỉ đem lại niềm vui cho cộng đồng, mà còn là dịp ôn lại truyền thống anh hùng, hun đúc tinh thần thượng võ và góp phần giáo dục tình yêu quê hương… Du khách về Hải Lựu trong những ngày này sẽ được sống trong bầu khí phấn khích, cảm thấy thỏa lòng với chuyến đi và khi rời xa, hẳn sẽ nhớ mãi về một lễ hội đặc sắc mang đậm tính chiến đấu, bàng bạc hồn dân tộc…

Cầu Đầm Vạc  – Vinh Yên là công trình giao thông cấp đặc biệt, chiếu sáng cầu là một hạng mục được đặc biệt quan tâm, bảo đảm an toàn cho các phương tiện giao thông, an ninh trật tự, giúp người dân đi lại thuận lợi, tăng tính thẩm mỹ và tạo ra điểm nhấn về ban đêm.

cau-dam-vac-vinh-yen-5
cau-dam-vac-vinh-yen

Theo đó, thiết kế chiếu sáng cầu được nghiên cứu bảo đảm nhu cầu sử dụng của từng khu vực theo tiêu chuẩn; bảo đảm khả năng nhận biết từ xa và khả năng quan sát, các giới hạn cũng như các bảng chỉ dẫn trên cầu; có tính thẩm mỹ, hài hoà với cảnh quan, môi trường và kiến trúc của công trình và không gian chung quanh; hạn chế chói loá, màu sắc ánh sáng thích hợp…, đặc biệt đạt hiệu quả kinh tế cao, an toàn, vận hành tiết kiệm và tiện lợi.

cau-dam-vac-vinh-yen-4Đáng chú ý, cầu Đầm Vạc có tính biểu tượng nên việc chiếu sáng mỹ thuật bảo đảm đạt được mục tiêu về tính mỹ thuật và nghệ thuật của công trình.

cau-dam-vac

Là một cây cầu độc đáo tại Vĩnh Phúc, cầu Đầm Vạc trở thành một biểu tượng của thành phố Vĩnh Yên mà không du khách nào có thể bỏ lỡ điểm check in tại Vĩnh Yên đẹp như vậy nhé!

Đình Yên Lập ở xã Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã có từ rất xa xưa. Đình thờ Thánh Tản Viên và vua Lý Nam Đế (Lý Bí, Lý Bôn, 503 – 548) – người anh hùng dân tộc đã có công lãnh đạo Nhân dân ta đánh đuổi giặc Lương xâm lược, lập ra nhà nước Vạn Xuân – nhà nước độc lập, tự chủ đầu tiên của dân tộc ta, vào thế kỷ VI.

Năm 544, trước sự tấn công, xâm lược của quân Lương, vua Lý Nam Đế từ Long Biên (Hà Nội) rút lực lượng về xây dựng căn cứ ở miền rừng núi Lập Thạch. Sau đó ông đem quân ra mai phục ở hồ Điển Triệt (còn gọi là đầm Miêng, nay thuộc xã Tứ Yên) để giao chiến với quân giặc. Tại đây, đã diễn ra nhiều trận thuỷ chiến vang dội trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Tuy nhiên, quân ta do lực lượng còn non yếu nên đành thất bại, vua Lý Nam Đế phải rút quân về động Khuất Lão (Tam Nông, Phú Thọ), trao lại binh quyền cho tướng Triệu Quang Phục tiếp tục lãnh đạo Nhân dân ta kháng chiến chống giặc Lương rồi qua đời.

Tuy thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí ở thế kỷ VI đã ghi vào lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta thêm những chiến công oanh liệt; để lại những dấu tích hào hùng trên mảnh đất Tứ Yên, khiến mỗi người dân ở các thôn Yên Lương, Yên Lập, Yên Mỹ, Yên Phú nói riêng, xã Tứ Yên nói chung, dù đang học tập, công tác, lao động, sinh sống ở đâu cũng luôn thấy tự hào về quê hương, xứ sở của mình. Những địa danh như Rừng Cấm, Thành Lĩnh, đồi Ông Ngự là nơi vua ở; những tên đất tên đồi: Phù Giai, Phù Én, Phù Gầm, Phù Chè… là nơi quân ta bày trận mai phục đánh giặc Lương từ thế kỷ VI; những chuyện kể, sự tích, tên gọi nghe dân dã và hoang sơ như: Bến Bêu, Bến Chảy, Bến Nhon, hóc Áo Trôi, Đồng Bịch… vốn có từ rất xa xưa (cách ngày nay khoảng 1.500 năm), gắn liền với sự có mặt của Lý Bí – vị hoàng đế đầu tiên của dân tộc cùng hàng vạn nghĩa quân do ông chỉ huy đã chiến đấu và hy sinh oanh liệt vì nền độc lập, tự do của đất nước trên vùng địa linh nhân kiệt này… mãi mãi in sâu trong tâm thức các thế hệ người dân Tứ Yên, Sông Lô, làm nên niềm tự hào đặc biệt sâu sắc về quê hương, đất nước.

Uống nước nhớ nguồn, người dân Tứ Yên cách đây 400 – 500 năm đã dựng đình, lập miếu để thờ cúng, tưởng nhớ và tôn vinh người anh hùng dân tộc Lý Bí và thờ vọng Thánh Tản Viên – vị phúc thần có nhiều công lao với dân với nước thời đại Hùng Vương.

Hằng năm, dân trong làng đều tổ chức lễ hội tại đình Yên Lập. Bên cạnh việc cúng tế, lễ hội đình làng Yên Lập còn có lễ rước kiệu thánh và hội bơi trải. Các lễ tiệc chính của đình Yên Lập gồm có:

– Ngày mùng 6, mùng 7 tháng Giêng âm lịch, làng mở lễ hội cầu đinh; hai làng Yên Lương và Yên Lập rước kiệu Thánh Tản Viên xuống Miếu Nghè – nơi thờ Vua Lý Nam Đế – để tế lễ ở đó.

– Vào các ngày 25, 26, 27 tháng Năm âm lịch, hai làng Yên Lương, Yên Lập mở hội thi bơi trải. Vào cuộc, trải của hai làng sóng hàng dưới sông Lô, đoạn trước cửa đình Yên Lập. Sau hiệu lệnh xuất phát, những chiếc trải rướn mình, rồi lao vun vút trên sông Lô cuồn cuộn nước, trong sự cổ vũ, reo hò vô cùng phấn khích náo nhiệt của dân làng và du khách. Đường bơi vòng quanh Soi Rạng. Các tay đua trai tráng, khỏe mạnh, vận hết sức bình sinh, nhịp nhàng vung dầm như ánh chớp theo sự điều khiển của người hò mõ, hay người đầu trải. Hội thi bơi trải Tứ Yên năm nào cũng diễn ra rất quyết liệt, thu hút sự chú ý, theo dõi của hàng ngàn người đứng xem trên bờ. Không khí làng quê trong những ngày lễ hội rất tưng bừng, náo nhiệt.

Trải của các làng ở Tứ Yên được đóng bằng gỗ chò liền khối, sơn đỏ. Đầu trải hình đầu chim phượng (khác với nơi khác đầu trải được tạo hình đầu rồng), thân trải thót dần về sau, uốn hình đuôi tôm cong ngược. Trải dài 20,5m, lòng trải chia thành nhiều khoang, chỗ rộng nhất là 1,5m. Mỗi trải có 36 tay dầm, chia thành 18 cặp đấu thủ ngồi thành hàng ngang. Người bơi trải là những trai tráng khoẻ mạnh, được làng tuyển chọn, ngồi quỳ một chân xuống mạn trải theo tư thế thống nhất, tay cầm dầm đúng chiều. Phần chuôi dầm được sơn đỏ, mái dầm sơn màu trắng, khi bơi, cả đội phải theo đúng nhịp hò giữ chịch của người hò mõ, tay bơi miệng đồng thời hô to, phụ hoạ theo tiếng hò.

Người hò mõ đầu chít khăn mỏ rìu, lưng thắt khăn đỏ, đó phải là người có giọng hò và nhịp mõ dứt khoát để điều khiển toàn đội cho chính xác, hiệu quả; lại cũng là người có tài ứng tác, pha trò, có khi tục tĩu một cách nghệ thuật để gây cười, cổ vũ, khích lệ sự hăng hái của các tay bơi.

Người đứng hầu trải cởi trần đóng khố, lại trát thêm nước lá mồng tơi giã nát lên người khiến thân mình trơn nhẫy, đối phương không thể nắm, giữ được. Người này có nhiệm vụ phất cờ, khi cần thì có nhiệm vụ vít tay lái của đối phương để trải đội mình vượt lên. Lúc đó hầu trải được hạ xuống, người giữ hầu lập tức ngồi lên như cưỡi ngựa, hai chân khóa chặt. Với phần nhiệm vụ như vậy, đòi hỏi người đứng hầu trải phải là người lực lưỡng, khỏe mạnh và quyết đoán.

Cuối cùng là người lái, mình mặc quần áo lụa, đầu đội nón dứa, đứng ở đằng lướu trải. Người này phải mưu trí, có kinh nghiệm hướng cho trải đi đúng luồng, khi cần có thể lái trải áp sát đối phương hoặc rẽ ngang chặn đường đội bạn để rồi vượt lên trước. Lại còn phải biết đưa trải tránh xa chỗ có cổ động viên của đối phương đứng trên bờ, kẻo bị họ hò hét làm cho phân tâm, nhụt chí…
Ở Tứ Yên, tục bơi trải không chỉ đơn thuần là hội làng mà còn mang ý nghĩa lịch sử – văn hóa độc đáo; đó là một nghi thức trong lễ khai hạ, mừng nước, vốn là tập tục lâu đời của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước; đồng thời nhằm ôn nhớ, tái hiện những trận chiến oanh liệt của vua Lý Nam Đế đánh đuổi giặc Lương, lập ra nhà nước Vạn Xuân, nhà nước độc lập, tự chủ đầu tiên của dân tộc ta, vào thế kỷ VI.

Hội bơi trải Tứ Yên cổ xưa cuối cùng được làng tổ chức vào tháng Năm năm Bính Tuất (1946), với quy mô lớn, kéo dài tới 5 ngày để mừng Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Công hòa ra đời. Sau đó, Nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Rồi thực dân Pháp tấn công lên sông Lô, Việt Bắc (Thu Đông năm 1947); đình làng và trải đều bị chúng đốt, phá hết. Từ đó, lễ hội bơi trải của hai làng Yên Lương, Yên Lập bị gián đoạn .

Năm 2001, đình Yên Lập được khôi phục lại bằng sự đóng góp của Nhân dân, của những người con quê hương đang sống và làm việc ở trong nước và ở nước ngoài, sự hưng công phát tâm của các nhà hảo tâm. Từ đó đến nay việc tổ chức tế, lễ hàng năm đều được duy trì. Lòng dân ngày càng hướng về cội nguồn dân tộc, ngưỡng vọng, tri ân các bậc tiền nhân có công với đất nước.

Tới năm 2010, nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, Tứ Yên đã tổ chức đóng mới được ba chiếc trải; theo đó, lễ hội bơi trải truyền thống của Tứ Yên được khôi phục sau hơn 60 năm gián đoạn, đáp ứng được lòng mong mỏi của mọi người dân trong làng ngoài xã.

Gần đây, nhân dân Tứ Yên đã cùng nhau đóng góp kinh phí, sắm được kiệu bát cống, xây dựng cổng đình, tạc tạo các bức hoành phi, câu đối cùng nhiều vật dụng, đồ thờ trị giá hàng trăm triệu đồng. Điều này cho thấy lòng thành kính, thiết tha của người dân Tứ Yên dành cho di sản văn hóa truyền thống của quê hương, trách nhiệm chung tay bảo tồn, tôn tạo, gìn giữ những giá trị tinh thần quý báu ấy cho muôn đời sau với ước mong quê hương ngày càng đổi mới, đồng thời giữ gìn được truyền thống lịch sử – văn hóa, những lễ tục tốt đẹp có từ ngàn năm cho con, cháu mai sau.

Đình Yên Lập đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo quyết định số192/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2004.

Nguồn bài: https://songlo.vinhphuc.gov.vn/noidung/Lists/Dukhach/View_Detail.aspx?ItemID=3

Lập Thạch là vùng đất liền kề với Kinh đô Văn Lang thời Hùng Vương và tiếp giáp với đỉnh tam giác Châu thổ sông Hồng, một miền đất có vị trí chiến lược quan trọng, để lại nhiều di tích quý báu từ thời dựng nước và các thời kỳ đấu tranh giữ nước. Nếu như bạn đang tìm kiếm thông  tin  mã bưu cục huyện Lập Thạch – mã postcode Lập Thạch vui lòng xem bảng bên dưới:

STT

Tên Bưu Cục

1

BC. Trung tâm huyện Lập Thạch

15400

2

Huyện ủy

15401

3

Hội đồng nhân dân

15402

4

Ủy ban nhân dân

15403

5

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

15404

6

TT. Lập Thạch

15406

7

X. Tử Du

15407

8

X. Bàn Giản

15408

9

X. Liên Hòa

15409

10

TT. Hoa Sơn

15410

11

X. Liễn Sơn

15411

12

X. Thái Hòa

15412

13

X. Bắc Bình

15413

14

X. Hợp Lý

15414

15

X. Quang Sơn

15415

16

X. Ngọc Mỹ

15416

17

X. Vân Trục

15417

18

X. Xuân Hòa

15418

19

X. Xuân Lôi

15419

20

X. Văn Quán

15420

21

X. Sơn Đông

15421

22

X. Triệu Đề

15422

23

X. Đình Chu

15423

24

X. Tiên Lữ

15424

25

X. Đồng Ích

15425

26

BCP. Lập Thạch

15450

27

BC. Liễn Sơn

15451

 

Nếu như bận đang tìm kiếm thông tin tra cứu mã bưu cục Vĩnh Vĩnh Yên hay mã postcode tp Vĩnh Yên, Mã Zipcode Vĩnh Yên thì có thể tham khảo thông tin dưới đây về mã bưu cục 5 số. Vĩnh Yên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam. Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế trọng điểm, là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Bảng mã bứu cục xã phường tp Vĩnh Yên

1

BC. Trung tâm thành phố Vĩnh Yên

15100

2

Thành ủy

15101

3

Hội đồng nhân dân

15102

4

Ủy ban nhân dân

15103

5

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

15104

6

P. Tích Sơn

15106

7

P. Đống Đa

15107

8

P. Ngô Quyền

15108

9

P. Khai Quang

15109

10

P. Liên Bảo

15110

11

X. Định Trung

15111

12

P. Đồng Tâm

15112

13

P. Hội Hợp

15113

14

X. Thanh Trù

15114

15

BCP. Vĩnh Yên

15150

16

BC. KHL Vĩnh Phúc

15151

17

BC. KHL Vĩnh Yên

15152

18

BC. Phường Khai Quang

15153

19

BC. Liên Bảo

15154

20

BC. Đồng Tâm

15155

21

BC. Hệ 1 Vĩnh Phúc

15199

Hy vọng thông tin mã bưu cục Vĩnh Yên có thể giúp bạn phần nào trong tra cứu thông tin mã postcode vVĩnh Yên

Giá heo hơi hôm nay 20/8/2022 là thông tin giá lợn hơn tại thị trường ba miền tăng nhẹ ở một số địa phương. Hiện, thị trường heo hơi 3 miền đang thu mua ở mức 62.000 – 71.000 đ/kg.

Giá lợn hơn Miên Bắc:

  • Theo đó, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang cùng tăng thêm 1.000 đ/kg, lên mức 69.000 đ/kg.
  • Trong khi đó, Hà Nội vẫn duy trì ổn định, tiếp tục neo ở mức cao nhất khu vực, với giá 71.000 đ/kg. Mức thu mua heo hơi thấp nhất khu vực vẫn đang giữ ở mức 65.000 đ/kg, tại Hà Nam.
  • Các địa phương còn lại không có biến động mới, giao dịch quanh mức 66.000 – 68.000 đ/kg.
  • Như vậy, giá heo hơi hôm nay 20/8/2022 tại thị trường miền Bắc đang giao dịch quanh mức 65.000 – 71.000 đ/kg.

Giá heo hơi miền Trung và Tây Nguyên hôm nay

Giá heo hơi hôm nay 20/8 tại miền Trung và Tây Nguyên chủ yếu đi ngang so với hôm qua.

Cụ thể, thương lái tại Đắk Lắk tiếp tục thu mua heo hơi ở mức thấp nhất khu vực, với giá 63.000 đ/kg.

Trái lại, mức giá cao nhất khu vực hôm nay lại đang neo tại Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Bình Định, và Khánh Hòa. Đang giữ ở mức 67.000 đ/kg.

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Ngãi thấp hơn 1 giá, tiếp tục giao dịch ở mức 66.000 đ/kg. Tiếp đến là Ninh Thuận, với mức 65.000 đ/kg.

Riêng chỉ có Bình Thuận đang tăng 2.000 đ/kg so với hôm qua, tăng lên mức 64.000 đ/kg. Đây cũng là mức giá heo hơi đang được thương lái tại Quảng Bình và Lâm Đồng duy trì thu mua.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay 20/8/2022 ở miền Trung thu mua quanh mức 63.000 – 67.000 đ/kg.

Giá heo hơi miền Nam hôm nay

Tại miền Nam, giá heo hơi hôm nay 20/8 đang tăng 1.000 – 3.000 đ/kg ở vài nơi so với hôm qua.

Trong đó, hai tỉnh Vũng Tàu và Đồng Nai sau khi tăng nhẹ 1 giá đã lần lượt nâng lên mức 63.000 và 65.000 đ/kg.

Thị trường heo hơi tại Tây Ninh tăng cao hơn, tăng tới 3.000 đ/kg so với hôm qua, dễ dàng đạt mức 65.000 đ/kg. Ngang bằng với các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang,…

Hiện, Cà Mau vẫn đang neo với mức giá cao nhất khu vực, giao dịch ở ngưỡng 70.000 đ/kg. Còn Bình Phước tiếp tục giữ ở mức 62.000 đ/kg, là địa phương có mức thu mua heo hơi thấp nhất khu vực hôm nay.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay 20/8/2022 toàn miền Nam tiếp tục giao dịch quanh ngưỡng 62.000 – 70.000 đ/kg.

Nguồn :https://nongnghiep.vn/

Các tuyến xe buýt tỉnh Vĩnh Phúc cung cấp thông tin chi tiết từ trung tâm tp Vĩnh Yên đi các quận huyện hoặc các tỉnh lân cận.

Xe số VP01

  • Tuyến : Vĩnh Yên – Bắc Thăng Long Nội bài
  • Thời gian chạy :5h00 – 19h30 khoảng 10 -15 phút/chuyến
  • Lịch trình: Bưu điện Bồ Sao – Trường CĐ nghề Quân khu 2 – Dốc Đồi me – Ngã Ba Vĩnh Tường – Ngã Ba Đại Đồng – Chấn Hưng – Kiệu – Ngã Ba Đồng Văn – Cây xăng Hợp Thịnh – Quán Tiên – Đường Mê Linh – Cầu vượt Vĩnh Yên – Hương Canh – Bến xe Phúc Yên – Honda – Ngã 3 Tân Dân – Ngã Tư cao tốc Bắc Thăng Long.

Xe số VP03

  • Tuyến : Vĩnh Yên- Sông Lô
  • Thời gian chạy :5h00 – 18h30 khoảng 30 -45 phút/chuyến
  • Lịch trình: Bến xe mới Vĩnh Yên – Ngã tư Quán Tiên- Hoàng Lâu – Hoàng Đan – Cầu Gạo- Tiên Lữ- TT Lập Thạch – Tân Lập – Nhạo Sơn- Tam Sơn- Bến phà Then

Xe số VP04

  • Tuyến : Vĩnh Yên – Vĩnh Tường
  • Thời gian chạy :5h00 – 18h30 khoảng 30 -45 phút/chuyến
  • Lịch trình: Bến xe mới Vĩnh Yên – Cây xăng Hợp Thịnh – Nhà máy gạch Đoàn Kết – Tề Lỗ – Vũ Di – Thị trấn Vĩnh Tường – TTGDTX Huyện Vĩnh Tường-Thượng – Tân Cương – Cao Đại

Xe số VP05

  • Tuyến : Vĩnh Yên – Yên Lạc- Bến phà Vĩnh Thịnh
  • Thời gian chạy :5h00 – 18h30 khoảng 30 -45 phút/chuyến
  • Lịch trình: Bến xe mới Vĩnh Yên – Ngã tư Quán Tiên – Đồng Cương – Minh Tân – Thị trấn Yên Lạc – Dốc Lũng Hạ – Liên Châu- Đại Tự – Xã Ngũ Kiên (Vĩnh Tường) – Xã Tứ Trưng (Vĩnh Tường) – Ngã Tư Vũ Di – Bến phà Vĩnh Thịnh.

Xe số VP06

  • Tuyến : Vĩnh Yên – Tam Dương
  • Thời gian chạy :5h00 – 18h30 khoảng 30 -45 phút/chuyến
  • Lịch trình: Bến xe mới Vĩnh Yên – Tam Dương – Quốc lộ 2c – Thanh Vân – Đạo Tú – Thị trấn Hợp Hòa – Bồ lý – Cầu Trang

Xe số VP07

  • Tuyến : Vĩnh Yên – Yên Lạc- Bến phà Vĩnh Thịnh
  • Thời gian chạy :5h00 – 18h30 khoảng 30 -45 phút/chuyến
  • Lịch trình: Bến xe mới Vĩnh Yên – Dốc Láp – Quốc lộ 2b – Hợp Châu – Hồ sơn – Tam Quan – Đại Đình – Tây Thiên

Xe số VP 08

  • Tuyến : Vĩnh Tường Phúc Yên
  • Thời gian: 5h00 – 18h30 khoảng 30 -45 phút/chuyến.
  • Lịch trình: Vũ Di – Thanh Tước – Bến xe Phúc Yên – Xuân Hòa SP2 – KCN Bá Thiện

Xe số VP 09

  • Tuyến : Vĩnh Tường – Phúc Yên2
  • Thời gian: 5h10-19h00  30-40 phút/chuyến
  • Lịch trình: UBND xã Kim Xá- phường Hùng Vương thành phố Phúc Yên

Thuê Xe Vĩnh Phúc chuyên cung cấp dịch vụ thuê xe tại Sông Lô Vĩnh Phúc từ 4 chỗ giá rẻ đến 45 chỗ giá rẻ từ huyện Sông Lô đi Các tỉnh trên toàn quốc để phục mọi nhu cầu của các quý khách với những mục đích khác nhau.

Thuê xe du lịch Sông Lô  được cung cấp bởi đơn vị cho thuê xe  du lịch lễ hội, đưa đón sân bay nội bài với các dòng xe như sau:

  • Cho thuê xe 4 chỗ tại Huyện Sông Lô Vĩnh Phúc: Toyota Camry 2.5Q, Toyota Vios, Mercedes, Nissan Sunny,…
  • Cho thuê xe Huyện Sông Lô Vĩnh Phúc 7 chỗ: Toyata Innova, Fortuner, Ford Everest,..
  • Cho thuê xe Sông lô 16 chỗ: Ford Transit, dòng xe cải tiến 9 chỗ Dcar Limosine, Toyota Hiace, Mercedes Sprinter,…
  • Cho thuê xe 29 chỗ tại Huyện Sông Lô Vĩnh Phúc: Isuzu Samco, Huyndai County, …
  • Thuê xe 35 chỗ Vinh Phúc: Huyndai Areo Town, Isuzu Samco,…
  • Thuê xe Vĩnh Phúc 45 chỗ: Huyndai Univese, Huyndai Areo Space, Huyndai Hi-class,…

Xem thêm du lịch vĩnh phúc

Giá thuê xe du lịch huyện Sông Lô Vĩnh Phúc đi các tỉnh

Điểm đón xe 4 chỗ Xe 7 chỗ Xe 16 chỗ xe 29 chỗ xe 35 chỗ xe 45 chỗ
Thuê xe Xã Cao Phong Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Thuê xe Xã Đức Bác Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Thuê xe Xã Tứ Yên Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Thuê xe Xã Đồng Thịnh Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Thuê xe Xã Yên Thạch Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Thuê xe Xã Như Thụỵ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Thuê xe Xã Tân Lập Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Thuê xe Thị trấn Tam Sơn Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Thuê xe Xã Đồng Quế Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Thuê xe Xã Lãng Công Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Thuê xe Xã Nhân Đạo Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Thuê xe Xã Quang Yên Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Thuê xe Xã Hải Lựu Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Thuê xe Xã Bạch Lưu Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Thuê xe Xã Phương Khoan Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Thuê xe Xã Đôn Nhân Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
Thuê xe Xã Nhạo Sơn Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ Liên hệ
  • Giá trên chỉ mang tính chất tham khảo có thể sẽ thay đổi theo trượt giá thị tường và các yêu cầu đặc biệt của du khách khi đặt thuê xe.
  • Giá chưa bao gồm: 10% thuế VAT, ăn, nghỉ của lái xe nếu có.

Xe Sông Lô đi sân bay Nội Bài từ Vĩnh Phúc theo các mức giá khác nhau vui lòng liên hệ để có giá chi tiết cho vị trí và loại xe.

Quý khách thuê xe từ  Sông Lô đi Các tỉnh vui lòng liên hệ để có thông tin chi tiết

Zalo : 0836861863

Khi đã có chuyến du lịch được ghé thăm vùng quê Sông Lô – Vĩnh Phúc , cùng với nhưng địa điểm du lịch nổi tiếng như , du lịch Tam Đảo , Khu nghỉ dưỡng resort Đại Lải,… ta không thể bỏ qua được các món ăn ẩm thực nơi đây.Vậy ngay sau đây hay cùng https://nuisang.com/ khám phá những món ăn truyền thống và đặc biệt nơi đây nhé !

Bánh nẳng chợ Tràng (Nhân Đạo – Sông Lô – Vĩnh Phúc )

Khi đến nơi đây ta không thể bỏ qua được một món ăn đó là Bánh Nẳng hay còn gọi là Bánh Tro được coi là một món ăn dân dã truyền thống, một đặc sản ẩm thực có tiếng của người dân nơi đây.

Các nguyên liệu chính để làm nên bánh nẳng là gạo nếp và nước nẳng. Để tấm bánh nẳng đạt “chuẩn” thì nước nẳng được xem là một trong những bí quyết, giúp làm nên “thương hiệu” bánh nẳng chợ Tràng – Nhân Đạo (Sông Lô – Vĩnh Phúc) .Để làm nên tấm bánh nẳng chợ Tràng, người làm phải trải nhiều công đoạn. Công đoạn nào cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, tinh tế.

am-thuc-vinh-phuc
Bánh Nẳng chợ Chàng

Bánh nẳng chợ Tràng thường được dân làng Nhân Đạo làm vào dịp tết Nguyên đán hoặc ngày tết Đoan Ngọ. Với hương vị của nước nẳng, gạo nếp, tấm bánh nẳng không chỉ là một món ăn, mà còn là một vị thuốc mát, giúp tiêu bớt cơn ngán ngấy do các thực phẩm nhiều chất đạm trong ngày tết gây nên cho con người. Đồng thời, người Nhân Đạo tin rằng, vào tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng Năm âm lịch) nếu được ăn bánh nẳng, hoa quả và rượu nếp… thì bệnh tật trong người sẽ tiêu tán hết. Bởi lẽ, theo quan niệm của ông cha ta từ xưa, tháng Năm âm lịch là mùa hè oi bức, thường gây “ôn dịch thương âm”, là lúc sâu bọ, dịch bệnh phát sinh, cho nên các món ăn chế biến cần dễ tiêu, giải nhiệt. Bánh nẳng vị nhạt, tính mát, ăn rất dễ tiêu, tốt cho tiêu hóa, thích hợp nhất với người già, trẻ nhỏ, người yếu tì vị.

Chè kho tứ yên

Làng Tứ Yên, huyện Sông Lô có Đầm Miêng được sử sách ghi là hồ Điển Triệt, nơi mà thế kỷ thứ VI, Lý Bí đắp thành chống giặc nhà Lương. Nhân dân thường tiếp tế lương khô, trong đó có món chè kho cho quân lính của Lý Nam Đế. Sau này nhân dân dựng miếu để thờ Lý Nam Đế và hằng năm mở tiệc vào ngày 24 và 25 tháng 5 (âm lịch), cỗ cũng phải có món chè kho để tưởng niệm sự kiện lịch sử để tưởng nhớ công ơn.

am-thuc-vinh-phuc
Chè Kho Tứ Yên

Chè kho nấu bằng đỗ xanh, gạo nếp, mật và pha bằng nước gừng.Nguyên liệu để làm thành món chè này: Đỗ xanh phải được chọn lấy hạt chắc, mẩy, ngâm sau đó đãi bỏ vỏ và cho vào nồi 30 đun sôi, khi hạt mềm bóp vỡ thì đổ gạo nếp cái hoa vàng (đã đãi sạch) nấu lẫn đậu xanh; Khi hạt gạo đã mềm, đổ mật giọt vào cùng với một ít nước gừng; Hai người con trai khoẻ mạnh, mỗi người cầm một cây đũa cả đẽo to như cái dầm bơi đò (đũa được làm bằng gốc tre dày, bản rộng bằng bàn tay, phía trên đẽo nhỏ thành cán cầm, dài chừng 1m), hai người cùng khuấy đều tay liên tục để khỏi bị cháy dưới đáy nồi. Khi chè chín đặc như món xôi vò thì đổ chè vào các bát loa to; khi chè nguội, dùng dao cắt thành từng miếng lấy ra xếp vào đĩa bày cỗ cúng, sau đó chia phần cho dân làng.

Bánh tẻ tứ yên

Ngoài Chè Kho Tứ Yên ,  nơi đây còn có món đã để lại cho khách tham quan nhưng ấn tượng sâu sắc về một món ăn truyền thống với hương vị đặc trưng khiên ai đã từng thưởng thức là không thể quên được .

Để làm ra một chiếc bánh tẻ ngon cũng hết sức cầu kỳ, đòi hỏi sự khéo léo. Đặc biệt là kinh nghiệm hay còn gọi là “bí kíp gia truyền” được truyền từ lại từ các bà các mẹ, từ nguyên liệu đến các công đoạn trong quá trình làm bánh tẻ. Nguyên liệu để làm ra chiếc bánh gồm có: gạo tẻ, nhân bánh, lá dong, nước nẳng…

am-thuc-vinh-phuc
Bánh Tẻ Tứ Yên

Việc thưởng thức món bánh tẻ Tứ Yên cũng là cả một niềm thú vị. Bóc bỏ lớp lá dong bao ngoài, tâm bánh xanh mượt như ngọc lộ ra, tròn trặn, dẻo dai đặc biệt. Dùng lạt giang tước nhỏ hoặc dao bếp mỏng sắc cắt bánh cho vừa miếng ăn rồi bày ra đĩa. Từng lát bánh tròn trặn, vỏ xanh lòng trắng mịn nhân thịt mộc nhĩ hoặc nhân vừng hay không nhân được xếp chồng lên nhau khiến đĩa bánh tựa bông hoa. Lấy một lát bánh, chấm nhẹ vào thứ nước mắm ngon nguyên chất có điểm lát ớt đỏ, chút tiêu xay, chút mì chính… rồi đưa lên miệng, sẽ thấy cả trọn vẹn mọi hương vị thảo thơm bùi ngậy lan tỏa đến tận cùng của sự thưởng thức. Miếng bánh tẻ Tứ Yên vừa có độ giòn lại vừa có vị đậm đà của đồng sâu nước mặn, vị béo của nhân, nồng nàn của mùi lá quê, khiến cho ai đó dù chỉ một lần thưởng thức cũng sẽ vương vấn mãi hương vị của quê nhà.

Bánh tẻ Tứ Yên không chỉ là ẩm thức của nơi đây mà còn cho thấy sự tinh tế , tỉ mỉ khéo léo của con người nơi đây.

Gỏi cá mè quang yên

Khi nhắc đến Quang Yên (Sông Lô) ta không thể bỏ qua được các món ăn độc đáo và những câu hát sình ca của dân tộc Cao Lan , ở nơi đây có rất nhiều món ăn đặc sắc , nổi bật nhất là món Gỏi cá mè bất cứ ai đã từng  được thử qua món ăn này đều không thể nào quên được hương vị  của gỏi cá mè đặc trưng riêng biệt  của vùng quê thanh bình nay.

am-thuc-vinh-phuc
Gỏi Cá Mè Quang Yên

Vị ngọt thơm của cá mè gỏi, cái ngọt ngọt, cay cay, bùi bùi của bát nước chấm hòa quyện với hương vị của các loại rau thơm, cộng thêm một chút cay nồng của chén rượu nhỏ, chắc chắn sẽ làm các bạn thấy hài lòng.

Việc làm ra gỏi cá rất công phu, nhưng thưởng thức gỏi cá còn là cả một nghệ thuật. Thực khách dùng lá nhội, lá cải cay, búp ổi để gói. Đặt miếng cá vào giữa rồi cuộn lại, chấm vào nước chấm rồi đưa lên miệng cảm nhận vị ngọt thơm của cá; ngọt ngọt, cay cay, bùi bùi của nước chấm với mùi vị của các loại rau thơm, nhấp thêm chén rượu gạo nồng đượm với những người anh, người chú, người cô người dân tộc Cao Lan quả là thú vị biết bao.

Nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ cùng với những khung cảnh thiên nhiên ngút tầm mắt, những ngọn núi , những con suối dòng sông , hay thành phố tọa lạc trên núi hùng vĩ , thu hút rất nhiều sự quan tâm của các khách du lịch đến với Vĩnh Phúc.

Vĩnh Phúc là một trong những noi được thiên nhiên ưu đãi , với rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đến với Vĩnh Phúc để du lịch , phượt , thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên nơi đây ,  non nước hưu tình , khi đến đây mà chưa được đến Tam Đảo , Tây Thiên , hay  Đền Thờ Hai Bà Trưng ,… thì thật là đáng tiếc và còn đáng tiếc hơn nếu chưa được thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của Đầm Rưng.

Đầm Rưng và những điều cần phải biết khi đến đây

Vị Trí : Đầm Rừng tọa lạc tại Xã Tứ Trưng cách thị trấn Vĩnh Tường 2 km , cách Trung Tâm Thành phố Vĩnh Yên 20km.Khu sinh thái Đầm Rừng được ví như là một chiếc điều hòa không khí không lồ , với mặt nước phẳng lặng khung cảnh trong xanh .Khi khách du lịch đến đây sẽ được đắm chìm trong không gian trong lành với bầu không khí trong sạch , mát lành , cảnh vật hưu tình , nên thơ. 

Tại sao lại ví  Đầm Rưng như là một chiếc “điều hòa không lồ” 

Khi ta đến với Đầm Rưng đặc biệt là mùa hè , ta sẽ phải choáng ngợp với những điều kì vĩ và đẹp đẽ bởi khung cảnh nơi đây như hút hồn với không khí trong lành thoáng mát , thoang thoảng hương sen . Mặt nước phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ. Thi thoảng có cơn gió làm mặt nước có những gợn sóng nhỏ xô vào bờ đầm. Nước nơi đây xanh trong quanh năm, do đó khi đến đây du khách không hề lo nguồn nước bị ô nhiễm.

khu-sinh-thai-dam-rung-1
Đầm Rưng

Hơn thế nữa xung quanh đầm có rất nhiều cây xanh, một bầu không khí mát lành mà không nơi nào ở thành phố có được. Tới đây điều đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được sự thư thái, thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng. Không chỉ có thế, đầm còn có một “hòn đảo nhỏ” ở giữa. Đây là một gò đất nổi lên giữa đầm. Còn gì tuyệt vời hơn khi được bơi thuyền ra “đảo”, thử làm “Rô-bin-sơn” giữa “đảo hoang”.

Ở giữa đảo, ngắm nhìn cảnh hoàng hôn thật đẹp, những vệt nắng chiều chiếu xuống mặt nước óng ánh. Xung quanh ven đầm là những đàn cò trắng rủ nhau về trú ngụ. Đúng là “đất lành chim đậu”. Những đàn chim, đàn có cứ ríu rít bay về nơi đây. Đến nơi đây ta thả hồn vào thiên nhiên, hòa cùng cuộc sống chân chất của người dân thì không còn gì thú vị hơn.

Các Dịch vụ và trải nghiệm tại khu sinh thái Đầm Rưng

Đến với đầm, du khách có thể bơi thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp quanh đầm. Tham quan các di tích như đền Đức Ông, tham gia lễ hội đền đá Phú Da… Hoặc trải nghiệm với người nông dân khi cho cá ăn, câu cá…. Hiện nay đang có các dự án mở rộng đầm, theo đó các khu vui chơi văn hóa thể thao sẽ được thành lập. Từ đó sẽ phát triển dự án sinh thái đầm Rưng, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao lại vừa là nơi du lịch của khách thập phương.

khu-sinh-thai-dam-rung-3
Một Góc Đầm Rưng

Di Chuyển đến Đầm Rưng như thế nào ?

Khu vực đầm thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, giáp với Hà Nội và Việt Trì. Do đó nếu di chuyển bạn cũng dễ dàng tìm xe để lên đây tham quan. Đi từ Hà Nội lên đầm Rưng khoảng 1 giờ 30 phút. Du khách đi dọc lên Vĩnh Yên, sau đó theo quốc lộ 2A thì đi đường 305 theo cung đường Vĩnh Yên – Vĩnh Tường.

Đến tham quan đầm Rưng du khách có thể kết hợp tham quan các nơi khác trong huyện Vĩnh Tường. Các làng nghề như làng mộc Bích Chu, làng rèn Lý Nhân, đình Thổ Tang, làng rắn Vĩnh Sơn… Mỗi địa điểm sẽ mang lại điều lí thú cho du khách. Đừng bỏ lỡ nhé!